TIN TỨC OCEAN ROAD DAIRIES

Cung cấp thông tin cập nhật về các loại sản phẩm sữa mà thương hiệu đang cung cấp. Đây là nơi để khách hàng và người quan tâm có thể tìm hiểu về các thông tin hữu ích về sức khỏe và sản phẩm.

Ăn dặm và nhiều điều ba mẹ cần chú ý

18-05-2024 281 Lượt xem
admin

Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với các loại thực phẩm thô như: rau, thịt, cá, trái cây,... nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện và tiến gần đến giai đoạn cai sữa.

Thời gian ăn dặm thường bắt đầu từ khi bé đủ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé được hơn 1 tuổi. Tuỳ vào thể chất mà mỗi bé sẽ có thời gian ăn dặm khác nhau. Do đó, bố mẹ không nên quá nóng vội mà bắt đầu hay kết thúc sớm vì sẽ làm mất đi hứng thú ăn uống và khiến bé bị tiêu chảy.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ trong thời gian 1 năm đầu. Vì thế, để không làm giảm sức đề kháng của trẻ, mẹ nên chú ý kết hợp cả việc ăn dặm lẫn cho con bú đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Theo đó, lượng sữa sẽ giảm dần theo thời gian và lượng thức ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi.

CÁCH NHẬN BIẾT BÉ PHÙ HỢP ĐỂ ĂN DẶM

1. Bé thường xuyên có cảm giác đói

Trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu bú mẹ nhiều, thông thường là 2-3 giờ/cữ bú. Tuy nhiên, khi tới độ tuổi ăn dặm (theo các chuyên gia là 5,5 – 6 tháng), thói quen ăn uống của bé sẽ dần được điều chỉnh ổn định hơn. Khi đó số lượng bữa ăn sẽ giảm đi và khối lượng thức ăn mỗi bữa sẽ được tăng lên.

Trong giai đoạn này, nếu bé luôn có biểu hiện đói, đòi ăn thường xuyên mặc dù mới được bú mẹ no. Bé không muốn đợi tới cữ bú sau, bé cáu khỉnh và mút tay. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng bé đang có nhu cầu ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa rồi.

2. Dựa vào ánh mắt của bé

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình, nếu mẹ thường xuyên bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của bé mỗi khi mẹ nấu cơm hay lúc cả gia đình dùng cơm. Tất cả mọi hành động của các thành viên trong gia đình trên bàn ăn đều được bé theo dõi rất kỹ càng và háo hức. Không ít mẹ cảm thấy tội nghiệp cho bé vì chẳng ăn được gì. Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được ăn dặm.

3. Kiểm tra đơn giản

Mẹ có thể dùng cách kiểm tra đơn giản này là đã có thể xác định được chính sác thời điểm bé muốn được ăn dặm. Mẹ hãy dùng một chiếc thìa, đưa thìa vào gần miệng của bé. Nếu bé chỉ có phản xạ tự nhiên của một đứa trẻ sơ sinh đầy thìa ra thì bé chưa muốn ăn dặm. Còn nếu bé đang cố gắng mở miệng ra đồng nghĩa với việc bé đã muốn ăn dặm.

Ngoài ra, việc bé tiết ra nhiều nước bọt hơn, rãi rớt nhiều hơn, một số trẻ bắt đầu nhú 2 răng ở hàm dưới cũng là một trong những dấu hiệu đơn giản nhận biết bé đã đến tuổi ăn bổ sung.

4. Tự bốc đồ ăn

Rất nhanh, chỉ cần có cơ hội được tiếp cận với thức ăn thì ngay lập tức bàn tay của bé sẽ cố gắng chụp lấy, vồ lấy rồi cho vào miệng ngay lập tức. Mặc dù vậy, mẹ không nên cho bé ăn thô ngay lập tức mà hãy để bé ăn dặm từ từ, từ loãng tới đặc dần, từ ít tới nhiều.

5. Khi bé có thể ngồi được

Đây cũng là một dấu hiệu rất quan trọng để xác định nên cho bé ăn dặm khi nào. Bé sẽ chỉ ăn dặm được khi bé có thể kiểm soát được đầu và cổ. Đặc biệt khi bé có thể ngồi nên ngay nếu được ba mẹ giúp đỡ.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước tháng thứ 6) có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Ngược lại, ăn dặm quá trễ khiến cơ thể chậm phát triển vì thiếu dinh dưỡng.

Thời điểm tiến hành cho bé ăn dặm rất quan trọng bởi nếu chọn sai thời điểm thì sức khoẻ cũng như hệ tiêu hoá của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Theo đó, ba mẹ chỉ nên thực hiện phương pháp ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển hoàn thiện, có thể tiêu thụ và hấp thu thực phẩm thô, chứa tinh bột một cách an toàn.

3 Cách cho bé ăn dặm đúng cách

Nguyên tắc ngọt - mặn

Thời gian đầu mới tập ăn dặm, bố mẹ nên lựa chọn bột ăn dặm vị ngọt trước sau đó mới chuyển qua bột ăn dặm vị mặn. Bột ăn dặm vị ngọt có hương vị gần giống với sữa mẹ, giúp bé dễ dàng thích nghi hơn.

Khi bé đã quen với kết cấu đặc của bột, mẹ có thể chuyển dần sang bột vị mặn để bé làm quen thêm với mùi vị mới.

Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc ngọt - mặn

Nguyên tắc ít - nhiều

Cho bé tập ăn dặm với lượng thức ăn ít trước, sau đó tăng dần theo thời gian. Ví dụ: ngày đầu tiên mẹ cho bé ăn từ 1 - 2 muỗng bột rồi tăng từ từ lên thành 1/3 chén, 1/2 chén đến 1 chén.

Tuân thủ nguyên tắc này giúp bé dễ dàng thích nghi với kết cấu đặc của thức ăn, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Khi làm bột ăn dặm cho bé, mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn để bé phát triển toàn diện. Cụ thể:

Nhóm bột đường gồm có: gạo, bột mì, bún, phở, ngô, khoai…

Nhóm đạm gồm có: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành và các loại đậu khác,...

Nhóm chất béo gồm có: dầu ăn cho bé, bơ, phô mai và các loại hạt có dầu.

Nhóm vitamin và khoáng chất gồm có: rau củ và các loại trái cây tươi.

Khi chế biến, mẹ không nên cho quá nhiều muối, mắm hay bột ngọt vào thức ăn vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ do thận phải hoạt động quá sức.

Không ép trẻ ăn

Trong quá trình ăn dặm, nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn, mẹ nên tạm ngưng phương pháp này trong khoảng 5 - 7 ngày rồi mới thực hiện lại.

Việc áp trẻ ăn dặm sẽ làm bé bị căng thẳng và khiến tình trạng chán ăn diễn ra nhiều hơn.

Sữa Ocean Road Dairies hữu cơ chứa đạm A2 - Lựa chọn hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhiều mẹ đánh giá cao công thức sữa hữu cơ Ocean Road Dairies, bởi vừa đáp ứng lượng canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết, vừa tốt cho tiêu hóa của con. Theo đó, thành phần của Ocean Road Dairies chứa đến 25 nhóm vitamin (vitamin A, D, B1, B2, B12,...) cùng các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê, kẽm và iot, protein và chất béo, giúp tăng đề kháng, hỗ trợ trẻ phát triển thể chất. Cùng với DHA/ARA nuôi dưỡng, hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh - trí não, cho bé tư duy và nhận thức nhạy bén.

Đặc biệt, công thức sữa Ocean Road Dairies chứa đạm quý A2. Đây là loại chất béo rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ đường ruột hoạt động khỏe mạnh và cải thiện hệ vi sinh vật, qua đó hỗ trợ bé hấp thu canxi tối đa để tăng trưởng ổn định và cao lớn hơn mỗi ngày.

Chưa hết, hiểu rằng tiêu hóa tốt chính là nền tảng để trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng vượt trội, Ocean Road Dairies còn mang đến công thức sữa bò tươi vô cùng êm dịu tiêu hóa:

Thành phần 100% đạm quý A2 ß-casein lành tính, không chứa đạm A1 ß-casein - loại đạm gây rối loạn tiêu hóa, thường có nhiều trong sữa bò và có lượng αs1 casein thấp. Nhờ vậy, bé tiêu hóa dễ dàng, hấp thu nhanh, giảm bớt chứng táo bón, đầy hơi…

Lợi khuẩn Probiotoc (LC40) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng. Prebiotic - oligofructose có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu ngăn ngừa hình thành mảng sữa đông, kết hợp bổ sung chất xơ FOS giúp tăng cường lợi khuẩn. 

Sữa công thức Ocean Road Dairies tạo nên nguồn dinh dưỡng ưu việt, nuôi dưỡng con yêu trọn vẹn từ những năm tháng đầu đời.

Hiện tại, sữa Ocean Road Dairies - Organic A2 có 3 sản phẩm dành cho trẻ:

Ocean Road Dairies số 1: cho bé từ 0-6 tháng

Ocean Road Dairies số 2: cho bé từ 6-12 tháng

Ocean Road Dairies số 3: cho bé từ 1 tuổi trở lên

Chia sẻ đến các trang mạng :

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách bảo quản Ocean Road Dairies đúng cách

October 2,2024184

Hướng dẫn cách bảo quản Ocean Road Dairies đúng cách

Để giữ cho sữa Ocean Road Dairies luôn đạt chất lượng tốt nhất cho bé yêu, ba mẹ đừng quên những quy tắc bảo quản nhé.

Xem thêm
Ocean Road Dairies - bí quyết giúp bé hấp thụ tốt hơn

September 27,2024179

Ocean Road Dairies - bí quyết giúp bé hấp thụ tốt hơn

Mẹ ơi, có biết rằng việc bé chậm tăng cân không chỉ do chế độ ăn chưa hợp lý mà còn vì hệ tiêu hóa kém, không hấp thu được hết dinh dưỡng? Đây chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng và ốm vặt.

Xem thêm

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN

anh-form-dang-ky